@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Phóng Xạ Nguyên Tử




Hỏi Và Đáp Về Phóng Xạ Nguyên Tử
của Báo Bloomberg Businessweek
Tôi tình cờ gặp bài báo trên nên trích ra đây để các bạn cùng đọc. Có nên nói rằng tôi dạy Lý Hóa hơn 20 năm không. Tuy nhiên những câu giải đáp nầy là của chuyên viên không phải của tôi đâu, xin các bạn yên lòng.
Thưa quí bạn đây là bài báo lấy tài liệu của các cơ quan chuyên ngành có danh sách bên trên để viết thành bài hỏi và đáp nầy. Những cấu hỏi ở đây có lẽ cũng là thắc mắc của chúng ta hiện giờ.
Nếu đem so độ trầm trọng của nhà máy phát điện nguyên tử Nhật (tình trạng hiện giờ )với hai tai nạn nguyên tử trước đây ở Chernobyl và Three Mile Island (Mỹ) thì thang điểm sẽ là
Fukushima có độ trầm trọng là 4 trên 7
Three Mile Island (Mỹ) có độ trầm trọng 5 trên 7
Chernobyl có độ trầm trọng là 7 trên 7

Tin ngày hôm nay là 6 trên 7
Đơn vị đo độ phóng xạ là millisievert chúng ta chỉ biết vậy thôi, bay giờ xem thử bị nhiễm bao nhiêu thì có hại.
1. Trong những người bị nhiễm lượng phóng xạ tích lủy đến 1,000 millisieverts trong một năm thì thấy tỉ lệ ung thư tăng lên 5% so với bình thường.

2. Người bị nhiễm lượng phóng xạ một lần 1,000 millisieverts thì thấy bạch huyết trong máu giảm tạm thời nhưng không chết.

3. Hết 50% số người bị nhiễm lượng phóng xạ trong một tháng 5,000 millisieverts chết .

Tia phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều mặt: làm hư hại tế bảo, làm mau già, có thể chết. Nếu nhiễm số lượng nhỏ trong thời gian lâu dài có hại cho sức khỏe.

Các bạn ta chưa lưu ý chuyện nầy: Trên đất Mỹ (mấy nước khác cũng vậy) có nhiều vùng có khí radon (phát tia phóng xạ) từ đất bay lên. Sống trong những căn nhà chứa khí nầy lâu dài đưa tới nhiều chứng bịnh như bị phóng xạ đã kể trên.

Bản đồ những vùng có nhiều khí radon trên đất Mỹ.

Nói kiểu dễ hiểu là có nhiều vật chất phát tia phóng xạ (tỉ như hơi radon vừa kể) dính vào tay chân quần áo hay ăn vào cơ thể qua phực phẩm cây trái, làm cho con người bị nhiễm phóng xạ. Ở đây Iode là một chất thường gặp, may mà half-life của nó chỉ có 8 ngày. Có chất có half-life tới nhiều trăm năm có chất tới nhiều ngàn năm.

Người ta gọi chúng với tên bình dân nhưng chính xác là bụi phòng xạ. (Các bạn đọc tiếng Anh thêm. )
Người bị nhiễm phóng xạ nặng bị ói mửa, tiêu chảy, không thèm ăn, mệt mỏi, nóng sốt, kinh giựt, có khi bất tĩnh. Triệu chứng nầy có thể kéo dài từ vài giờ tới nhiều tháng. Phóng xạ nặng cũng làm da hư. ...

Với người bị phóng xạ, người ta không có cách điều trị. Để bảo vệ tuyến thyroid (cổ) người ta có thể cho uống tí xíu potassium iode. Thyroid ở cổ cần iode. Tuy nhiên những bộ phận khác trong cơ thể không có cách ngừa.

Chánh phủ Nhật đã phân phát 230 ngàn liều thuốc iode trong các trại tạm trú quanh nhà máy nguyên tử bị nạn. Iode chỉ bảo vệ được tuyến thyroid mà thôi, mấy bộ phận khác không có cách ngăn ngừa khỏi hư hại vì phóng xạ.

Hoạt cảnh tệ nhất ra sao? Tùy thời tiết (gió) chất iode -131 (phóng xạ) là một trong những bụi phóng xạ có đời sống half-life 8 ngày, qua thời gian nầy nó mất đi phân nửa khả năng phát tia phóng xạ. Cũng nên nhắc là iode chỉ là một trong hàng chục chất mang phóng xạ quan trọng có trong bụi phóng xạ.

Một trong những chất phóng xạ bay vào không khí trong những lần thử bom nguyên tử 1950-1960 là Iode -131 được biết là bay xa đến hàng ngàn miles. Bò sữa ăn cỏ nhiễm iode 131, sữa của chúng cũng nhiễm phóng xạ, từ đó truyền qua trẻ con. Vì tuyến thyroid thích iode lắm (người ăn thiếu thiếu iode bị bịnh bứu cổ), nên người nhiễm iode phóng xạ có thể bị ung thư tuyến giáp trạng.

Tia phóng xạ ionizing radiation rọi vào vật chất (thí dụ cát đất đá, phực phẩm …) làm cho một số nguyên tử của các vật nầy trở thành phóng xạ tạm thời. Con người sống bất cứ đâu bao giờ cũng bị tí xíu tia phóng xạ xuyên qua cơ thể (do những “chất” phóng xạ tạm thời nầy phát ra).

Một chất phóng xạ đáng ngại khác ngoài iode ra là Cesium-137. Chất nầy rơi vào đất nước không khí làm cho ô nhiễm môi sinh. Không khí và phực phẩm trong môi trường chứa Cs-137 nầy phát tia phóng xạ làm cho don người sống trong đó bị nhiều thứ bịnh nhất là ung thư.

Sơ đồ một loại nhà máy điện nguyên tử. Nó được bọc trong nhiều lớp vỏ kiên cố lắm.

Nhà máy điện nguyên tử gần Orange County chỉ xây dụng chịu được trận động đất 6 độ Richter mà thôi. Tuy nhiên lớp vỏ ngoài của nó chịu được một chiếc phản lực chở đầy nhiên liệu đâm thẳng vào.

Tôi viết một hơi trong thời gian rất ngắn, chắc có nhiều sai sót, các bạn đọc tiếng Anh hay hơn. HCD

Tin tức về du lịch Nhật Bản trong lúc nầy: Chánh phủ Mỹ và nhiều nước khác khuyên không nên đi Nhật trừ trường hợp cần thiết lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm